Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Phòng và chữa ung thư vú tân tiến nhất

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiBệnh ung thư vú luôn là hiểm hoạ tiềm ẩn ở phụ nữ, có thể nguy hiểm đến tính mạng khi khối u lan rộng ra các bộ phận khác, và có tính di truyền mạnh.

Những ứng dụng tia X tiên tiến

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ công bố những ứng dụng tia X tiên tiến vào phát hiện sớm bệnh và chữa trị ung thư vú có hiệu quả cao, đạt kết quả mỹ mãn. Một số ứng dụng tia X mới đang thử nghiệm như: siêu âm và máy ghi âm thanh từ (MRI: magnetic resonance imaging) dự đoán nguy cơ bệnh ung thư vú trong 1 - 4 năm sau; Chương trình phần mềm máy tính phát hiện bệnh (CAD: computer-aided detection) có thể nhìn rất rõ từng chi tiết trong khối u có nguy cơ bị ung thư qua phim chụp X quang, phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn bắt đầu chớm ung thư.

Tiến sĩ Steven Harms cho biết: Mỹ đang áp dụng một phát minh mới ứng dụng tia X trong thiết bị điều trị có thể thay thế phương pháp phẫu thuật truyền thống, đạt kết quả tốt hơn. Chẳng hạn như trong phương pháp cắt bỏ khối u, sau khi gây tê cục bộ, nhờ thiết bị MRI có tác dụng như chiếc la bàn chỉ dẫn cho bác sĩ dùng dụng cụ phẫu thuật đặc biệt lách vào bên trong vú cắt bỏ các tế bào ung thư. Chỉ sau vài ngày là bệnh nhân hồi phục, thậm chí một số bệnh nhân hôm sau đã đi làm luôn. Sắp tới, các nhà khoa học Mỹ sẽ áp dụng phương pháp đưa phóng xạ vào bên trong khối u để chữa bệnh thay cho cách chữa bằng chiếu xạ bên ngoài như hiện nay. Liệu pháp Brachytherapy này dành cho những khối u có kích thước 3 cm trở xuống, có thể rút ngắn thời gian nằm viện.

Hoá trị liều cao không có lợi trị ung thư vú

Trước đây, người ta vẫn cho rằng dùng phương pháp hoá trị liều cao trong điều trị bệnh ung thư vú cho kết quả tốt hơn, nhưng gần đây tiến sĩ Robert C.F. Leonard (Anh) cho biết, phương pháp hoá trị liều cao cho hiệu quả không lớn hơn mấy so với hoá học trị liệu thường mà dư lượng hoá chất độc còn đọng lại trong cơ thể về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh, và còn làm tăng thêm chi phí điều trị. Theo dõi trên 605 người bệnh điều trị phân thành hai nhóm hoá trị liều cao và hoá trị thường thì thấy rằng, sau 5 năm bệnh nhân không bị tái phát bệnh trên hai nhóm không khác nhau mấy (ở nhóm đầu là 57%, và nhóm kia là 54%).

Phương pháp điều trị mới

Hiện nay phương pháp chữa ung thư vú phổ biến được nhiều người phụ nữ lựa chọn sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u thường dùng thuốc Tamoxifen để ngăn chặn tái phát khối u, sau 5 năm tỷ lệ tái phát là 43%. Hoặc dùng thuốc Letrozole của hãng Novartis có tác dụng ngăn chặn khá tốt với tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn dùng thuốc Tamoxifen. Tuy nhiên những tác dụng phụ ảnh hưởng về lâu dài vẫn chưa được khẳng định.

Một tin vui nữa do các nhà khoa học trường đại học Salford (Mỹ) mang tới là, loại thuốc được chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng chữa trị bệnh ung thư vú và phổi rất tốt. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là tấn công vào các mạch máu đi nuôi dưỡng khối u, ngăn chặn nguồn cung cấp oxy và các dưỡng chất vào các mạch máu này. Thuốc này ít gây ra tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc trị ung thư truyền thống vốn tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường.

Phòng bệnh ung thư vú

Các nhà khoa học Mỹ đưa ra các thói quen có tác dụng phòng ngừa ung thư vú cho phụ nữ là: thường xuyên tập thể dục, nên ăn thực phẩm chế biến từ đậu tương, ngũ cốc (giảm 33 - 50% tỷ lệ mắc), ăn nhiều rau quả và hoa quả (giảm 30%), uống nhiều nước, ăn thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt nạc thăn); và không nên hút thuốc lá, uống rượu, hạn chế chất béo và ăn mặn, không tăng quá 5 kg sau tuổi 18.

Theo các nhà khoa học Mỹ, tập yoga có thể giảm được tình trạng mất ngủ do điều trị ung thư gây ra. Những bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc đã từng điều trị ung thư trong 7 tuần cho thấy những người tập yoga dễ ngủ, ngủ ngon và sâu hơn những người không tập. Tập yoga là một hình thức tập luyện khí công của người Hindu (ấn Độ) có nguồn gốc từ 2500 năm trước Công nguyên, kết hợp sự thư giãn, thả lỏng với kỹ thuật thở và các bài tập làm giảm stress, giúp lưu thông huyết mạch, tự điều chỉnh cơ thể tăng cường sức khoẻ.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Ung thư vú - Cách phòng bệnh

Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở Giai đoạn muộn. Khi thấy vóc dáng Vú thay đổi, xuất hiện khối u... bạn cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư vú

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ung thư vú, nhưng đặc biệt là ở những trường hợp sau: Phụ nữ trên 50 tuổi hay những người từng bị ung thư một bên vú; Những phụ nữ có Kinh nguyệt trước tuổi 12, mãn kinh sau tuổi 50, chưa bao giờ Có con hoặc có con sau tuổi 30.

Phụ nữ bị Béo phì sau Tuổi mãn kinh và thường xuyên ăn nhiều Thực phẩm giàu chất béo, uống rượu, Hút thuốc lá, tiếp xúc với hoá chất diệt sâu bọ... sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú. Ngoài ra, nếu trong Gia đình có người mắc bệnh thì con cái có thể bị di truyền...

Dấu hiệu của bệnh

Ở giai đoạn đầu,  Ung thư vú hầu như không có triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên, khi thấy một trong những dấu hiệu sau bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

- Núm  Vú bị đau, loét hoặc có nước, dịch chảy ra.

- Xuất hiện bướu, Khối u ở vú, ở vùng nách và Khối u này thường không đau.

- Vóc dáng vú thay đổi, Núm vú lõm vào bên trong, Da nhăn và sần.

Ở giai đoạn ung thư muộn, vú bị teo cứng lại hoặc phình ra biến dạng, lở loét. Tuy nhiên, một số bệnh khác ở vú cũng có thể gây ra các triệu chứng kể trên, như nang vú, tiết dịch, bọc sữa... do đó khi có những dấu hiệu này, không nên Khủng hoảng nhưng vẫn cần đi khám ngay để xác định có phải ung thư không để được điều trị sớm nhất. Vì nếu ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả.

Phòng bệnh như thế nào?

Tự theo dõi và khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Khi thấy khối u hay bất cứ sự thay đổi nào của vú, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Để giảm nguy cơ bị ung thư vú, nên Tập thể dục mỗi ngày và có Chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hãy loại bớt mỡ ra khỏi khẩu phần ăn bằng cách chọn các món hấp, luộc thay thế cho các món rán, xào và ăn nhiều Rau quả tươi có chứa nhiều Chất xơ và sinh tố A, C.

Tránh chiếu tia xạ vào vú, giảm tiếp xúc với khói Thuốc lá và không uống rượu. Quá béo cũng có nguy cơ bị ung thư vú, do vậy, cần phải duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao.

Cho con bú cũng là biện pháp ngừa ung thư vú. Ngoài ra, cần mặc áo Ngực đúng cỡ và không nên mặc quá 10 tiếng/ngày để giữ gìn vóc dáng và Sức khoẻ bộ ngực. Giữ thời gian biểu kiểm tra vú đúng định kỳ...

Cách tự khám vú

Ung thu vú có thể ngăn chặn và điều trị có kết qủa cao nếu phát hiện sớm. Một trong những cách phát hiện sớm thường được bác sĩ khuyên nên thực hiện là tự khám mỗi tháng một lần. Bạn có thể tự Khám vú theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người. Nhìn ngực xem có sự thay đổi nào về hình dáng hay kích thước không? Lặp lại bước này trong tư thế hai tay để sau gáy.

Bước 2: Chống hai tay lên hông, nhìn kỹ ngực từ các góc độ khác nhau xem có sự thay đổi nào không, sau đó, đặt một tay lên sau gáy, tay kia vặn và siết nhẹ Đầu vúxem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy Máu không.

Bước 3: Nằm ngửa, đặt gối mỏng dưới vai trái, đưa tay trái ra sau gáy và dùng tay phải khám ngực trái. Dùng các ngón tay ép sát tuyến vú vào thành sườn, đẩy lên đẩy xuống, bắt đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú kiểm tra xem có khối u hoặc mảng dày hay bất thường nào khác không. Sau đó, lặp lại bước này, dùng tay trái khám vú phải.

Bước 4: Chụm các đầu ngón tay, dùng phần mềm đầu ngón tay miết, tìm xem có hạch ở vú hay hõm nách không?

Thời gian Tự khám vú tốt nhất là sau khi sạch Kinh nguyệt 5 ngày. Từ 20 tuổi trở lên, phụ nữ nên Tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần và đến bác sĩ chuyên khoa khám vú mỗi năm một lần.


Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

15 dấu hiệu ung thư ở phụ nữ


Ảnh minh họa: Cache2.asset-cache.net.
Ảnh minh họa: Cache2.asset-cache.net.

Nếu bị sụt cân không lý do hay rong kinh, chảy máu ở những vị trí bất thường hoặc ho kéo dài... bạn chớ coi thường. Đó có thể là những biểu hiện đầu tiên cho thấy bạn mắc bệnh nan y.
Một số phụ nữ luôn từ chối tầm soát và cố tình bỏ qua các triệu chứng của bệnh ung thư. Một số khác lại cho rằng ung thư là không thể chữa trị, nên không quan tâm nhiều đến việc theo dõi. Những phụ nữ trẻ tuổi hơn có xu hướng bỏ qua các triệu chứng có thể nghĩ tới ung thư. Họ quan niệm rằng ung thư là vấn đề của người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có quá nhiều người tuy trẻ nhưng vẫn bị bệnh này. Dưới đây là những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua:
1. Sụt cân không rõ lý do. Khi giảm khoảng 5 kg trong một tháng mà không rõ lý do thì cần đi kiểm tra. Cần loại trừ tất cả các khả năng ung thư ở từng cơ quan một. Thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tuyến giáp và đôi khi phải chụp CT scan kiểm tra nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau.
2. Đầy hơi. Đầy hơi có thể là chỉ điểm của bệnh ung thư buồng trứng. Các triệu chứng khác của ung thư buồng trứng còn bao gồm đau bụng, đau vùng chậu, cảm giác mau no - ngay cả khi không ăn nhiều - và các vấn đề về tiết niệu, như són tiểu chẳng hạn. Nếu đầy hơi xảy ra gần như mỗi ngày và kéo dài hơn một vài tuần nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
3. Biến đổi tuyến vú. Hầu hết phụ nữ đều có thể nhận biết được các u cục trong 2 vú của mình. Nhưng u cục không phải là triệu chứng duy nhất của ung thư. Da trên vú đỏ và dày lên có thể là chỉ điểm cho một thể ung thư vú xâm lấn. Nếu nhìn thấy sự thay đổi của núm vú hoặc nếu nhận thấy đầu vú có tiết dịch (nhưng không đang cho con bú), hãy đi khám bệnh ngay.
4. Rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Nếu giữa các chu kỳ kinh, đặc biệt là nếu bị xuất huyết thường xuyên thì nên đi kiểm tra vì đó có thể là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung, xuất huyết tiêu hoá, và cũng có thể là triệu chứng của ung thư ruột. Ung thư nội mạc tử cung là một ung thư phổ biến trong sản khoa. Ít nhất 3/4 số bệnh nhân có xuất huyết âm đạo bất thường như là một dấu hiệu sớm.
5. Thay đổi của da. Hầu hết chúng ta đều có thể nhận biết bất kỳ thay đổi nào của nốt ruồi - đó chính là một dấu hiệu đặc thù của ung thư da. Nếu đột nhiên xuất huyết nhiều trên da hoặc da đóng vảy quá mức thì nên đi kiểm tra. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên không nên để lâu hơn vài tuần.
6. Nuốt khó. Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của một ung thư ở ống tiêu hoá.
7. Chảy máu ở những vị trí bất thường. Nếu thấy có máu trong nước tiểu hoặc phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Thấy máu trong bồn cầu, nếu người phụ nữ đang không có kinh thì nên kiểm tra để loại trừ ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Ho ra máu cũng nên được đánh giá cẩn thận. Chỉ với một lần chảy máu bất thường thì không thể xác định được bất cứ điều gì nhưng nếu xảy ra nhiều hơn một lần thì hãy đi khám bệnh.
8. Đau bụng lâm râm và trầm cảm. Bất kỳ phụ nữ nào có những cơn đau ở bụng và trầm cảm đều cần được kiểm tra. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy có sự liên quan giữa trầm cảm và ung thư tuyến tuỵ nhưng đó là một mối liên quan chưa được hiểu biết rõ rệt.
9. Khó tiêu. Nếu khó tiêu mà không có lý do rõ ràng thì chính là dấu hiệu báo động. Đó có thể là một bằng chứng sớm của ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư vùng hầu họng.
10. Thay đổi ở miệng. Những người hút thuốc nên được cảnh báo khi thấy bất kỳ mảng trắng nào bên trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi. Cả hai điều đó có thể là chỉ điểm của một tình trạng tiền ung thư được gọi là bạch sản, có thể tiến triển thành ung thư miệng.
11. Đau. Đau đớn mơ hồ cũng có thể là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, mặc dù các than phiền đau đớn nhất thường lại không phải do những ung thư khởi phát sớm. Khi đau kéo dài và không giải thích được thì nên đi kiểm tra thật kỹ lưỡng.
12. Thay đổi ở các hạch bạch huyết. Nếu thấy sưng hoặc có khối u ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - cần chú ý cẩn thận. Nếu phát hiện một hạch bạch huyết lớn dần và kéo dài hơn một tháng nên đi khám bệnh.
13. Sốt. Sốt thường xảy ra sau khi ung thư đã lan từ vị trí gốc của nó nhưng sốt cũng có thể là chỉ điểm sớm của bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma. Những dấu hiệu khác của ung thư có thể bao gồm vàng da hoặc thay đổi màu sắc của phân.
14. Mệt mỏi kéo dài. Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ có thể chỉ dẫn đến ung thư hoặc do một loạt vấn đề khác. Nó xảy ra khi ung thư đã tiến triển nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong một số bệnh ung thư khác như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng hoặc dạ dày.
15. Ho kéo dài. Ho có thể do cảm lạnh, cúm, dị ứng và đôi khi là tác dụng phụ của thuốc. Nhưng khi ho kéo dài, lâu hơn ba hoặc bốn tuần thì không nên bỏ qua. Bác sĩ cần hỏi bệnh sử cẩn thận, kiểm tra họng, kiểm tra chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi, đặc biệt khi bệnh nhân là một người hút thuốc lá.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Các Loại Bệnh Ung Thư


♦ Ung Thư Vú
♦ Ung Thư Phổi
♦ Ung Thư Đại-Trực Tràng
♦ Bệnh Bạch Cầu

Bệnh Ung Thư Vú Là Gì?

Bệnh Ung Thư Vú là loại bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể.

Đây là nguyên nhân thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới hiện nay. Ở Singapore, mỗi 20 phụ nữ thì lại có 1 người sẽ bị chẩn đoán bị ung thư vú trong cuộc đời họ. Phụ nữ Trung Quốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người Malaysia hay Ấn Độ từ 10-20%. Tỷ lệ người mắc bệnh nhiều nhất là vào nhóm người độ tuổi 55-59. Rủi ro mắc bệnh ung thư vú tăng dần theo tuổi tác. Điều may mắn là ngày càng có nhiều phụ nữ có thể sống sót qua căn bệnh này nhờ việc phát hiện bệnh sớm và những cải tiến trong biện pháp điều trị.

Tác nhân khởi phát của loại bệnh ung thư này vẫn chưa được xác định. Chúng được cho là do tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, việc có kinh nguyệt sớm hoặc một số yếu tố rủi ro khác. Vì chúng khó có thể xác định rõ, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi chúng ta bước vào độ tuổi 40. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết các tác nhân gây bệnh, việc điều trị khỏi hoàn toàn vẫn có thể trở thành hiện thực nếu bệnh được phát hiện sớm nhờ việc kiểm tra vú thường xuyên.

Bệnh Ung Thư Phổi Là Gì?

Ung thư phổi là chứng ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chứng ung thư phổ biến đứng thứ 3 trong nữ giới ở Singapore. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở nam giới cao gấp ba lần nữ giới. Trong số ba nhóm chủng tộc chính, người Trung Quốc có nguy cơ cao nhất, sau đó là người Malaysia và người Ấn Độ.

Ung thư phổi có hai loại chính:

1. Ung thư tế bào phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC)

NSCLC là loại bệnh ung thư phổi phổ biến nhất, và ít hung hãn hơn SCLC. NSCLC có khuynh hướng phát triển và lây lan chậm hơn. Nếu phát hiện sớm, liệu pháp hóa trị, xạ trị và/hoặc phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi bệnh.

2. Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)

SCLC phát triển và lây lan nhanh chóng vào mạch máu và di căn sang các phần khác của cơ thể. Thông thường, khi chẩn đoán và phát hiện ra thì đó đã là bệnh ở giai đoạn trầm trọng. Bệnh này thường được điều trị bằng hóa trị và phi phẫu thuật.

Bệnh Ung Thư Kết Tràng Là Gì?

Ung Thư Đại-Trực Tràng còn được gọi là ung thư ruột kết hoặc ung thư ruột. Bệnh này liên quan đến sự phát triển của tế bào được hình thành trước tiên trong đại tràng hoặc trực tràng.

Đây là loại bệnh ung thư phổ biến nhất Singapore. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư này đang tăng dần ở cả nữ giới và nam giới. Singapore là nước có tỷ lệ nhiễm bệnh ung thư này cao nhất Châu Á, bên cạnh Đài Loan, Nhật Bản và Úc. Tin đáng mừng là con số tử vong do bệnh ung thư Đại-Trực Tràngđã giảm xuống trong 15 năm gần đây. Đó là nhờ ngày càng có nhiều người thường xuyên đi xét nghiệm tầm soát ung thư, giúp phát hiện sớm bệnh ung thư Đại-Trực Tràng. Các biện pháp điều trị bệnh ung thư Đại-Trực Tràng cũng được cải tiến, cho phép tăng hiệu quả trong việc điều trị. Thông thường, phát hiện sớm ung thư Đại-Trực Tràngsẽ có thể cho phép điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư Đại-Trực Tràngkhông riêng lẻ, vì trong hầu hết các trường hợp, bệnh ung thư đại tràng bắt đầu dưới dạng khối u nhỏ sau đó phát triển thành ung thư.

Bệnh Bạch Cầu Là Gì?

Bệnh Bạch Cầu là loại bệnh ung thư ảnh hưởng đến máu và tủy xương. Các tế bào máu được sinh ra trong tủy xương, mỗi loại có chức năng riêng biệt. Trong khi các tế bào máu giúp chống chọi lại các bệnh nhiễm trùng, các tế bào hồng cầu giúp mang oxy đi xuyên suốt cơ thể và các tiểu huyết cầu giúp đông máu nhằm kiểm soát việc xuất huyết.

Thông thường, các tế bào phát triển và phân chia để tạo ra tế bào mới. Những tế bào mới này sẽ thay thế các tế bào cũ, vì chúng sẽ bị hủy hoại theo thời gian và cuối cùng sẽ chết đi. Đôi khi trình tự hoạt động này bị trục trặc. Các tế bào không chết đi theo lẽ tự nhiên, và các tế bào mới được hình thành khi cơ thể không cần đến chúng. Khi bị bệnh bạch cầu, tủy xương sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu dị thường và cuối cùng số lượng chúng tăng lên và đẩy các tế bào khác ra ngoài.

Bệnh ung thư là gì?



Ung thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ.

Các ung thư thường phát triển từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều năm cho tới khi có một kích thước đủ lớn để có thể nhận thấy được. Quá trình phát triển từ một tế bào duy nhất thành một khối ung thư trải qua nhiều giai đoạn.

Thông thường, các tế bào lành có một tuổi thọ nhất định và tuân thủ theo một quy luật chung là phát triển - già - chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới. Cơ thể có một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ và duy trì số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, hình thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xungquanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nẩy nở (quá trình này gọi là “di căn”). Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như não, phổi, gan, thận… bệnh nhân sẽ tử vong.
Ngày nay, người ta đã biết rằng sự phát triển bình thường của tế bào trong cơ thể được kiểm soát bằng ba nhóm gien:
- Nhóm gien sinh trưởng (oncogenes) chịu trách nhiệm về sự phát triển và biệt hóa của tế bào. Nếu nhóm gien này bị tổn thương (biến dị), nó hoạt động không theo đúng quy luật và sẽ khiến các tế bào phân chia liên tục và phát triển một cách không kiểm soát được.

- Nhóm gien ức chế (oncogene supressors): Chịu trách nhiệm ức chếgien sinh trưởng, không cho các tế bào tham gia tùy tiện vào chu kỳ sinh trưởng. Nếu gien này bị mất hoặc bị tổn thương, các gien sinh trưởng bị mất kiểm soát và hoạt động một cách bất thường khiến cho các tế bào sẽ sinh sản bất bình thường.

- Nhóm gien sửa chữa: Là nhóm gen chịu trách nhiệm điều chỉnh những sai sót trong hoạt động của hai loại gien trên. Nếu loại gen này bị tổn thương thì những biến dị của hai loại gen trên sẽ không được khắc phục và sẽ dẫn đến sự sinh trưởng bất bình thường của tế bào.